Giới thiệu đôi lời
Nội dung bài viết
Tôi Viết Blog dạo là một trang thông tin cung cấp cho quý bạn những thông tin. Phục vụ cho việc phát triển một website cho doanh nghiệp, hoặc cá nhân của bạn. Với sự khiêm tốn, Châu có thể mang lại trong nội dung bài viết này. Với các ý chính như sau
- Bạn hiểu được khái niệm lưu trữ website để biết lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ
- Nắm được khái niệm Hosting là gì? Thực ra Lưu trữ website và Hosting nó cũng giống như việc phân biệt Blog và Website mà Châu từng xuất bản rồi.
- Tên miền là gì? Nó có quan trọng trong quyết định chọn lựa cho mình hay không ?
Châu cũng khẳng định rằng, khái niệm Lưu trữ website là gì? Hosting là gì có rất nhiều trên google. Nhưng hình như nó có vẻ rời rạc hoặc nhiều thông tin na ná nhau. Sự hiểu biết tường tận về một khái niệm. Cần rất nhiều thời gian thực nghiệm và thấu hiểu nó.

Nói một cách nôm na. Làm một cái website hay Blog cũng như bạn bắt đầu “xây dựng” một căn nhà vậy. Trước hết bạn mua một miếng đất để cất nhà. Đó chính là Hosting hay nơi lưu trữ những dữ liệu như hình ảnh, bài viết, video… Để xây một căn nhà trên miếng đất đó, bạn cần giấy phép xây dựng, cần giấy tờ chủ quyền nhà. Đó là tên miền hay còn gọi là Domain.
Miếng đất trống mà bạn mua, bây giờ cần xây nhà. Bạn cần có kiến trúc sư thiết kế, kỹ sư xây dựng. Thì bây giờ chính những người làm website, web Designer, các kỹ sư lập trình xây dựng website cho bạn. Nó thật sự không đơn giản như bạn nghĩ. Nhưng nói một cách dễ hiểu là như vậy. Nhưng khi bạn có một căn nhà đầy đủ chủ quyền của mình. Thì địa chỉ căn nhà bạn chính là tên miền, hay còn gọi là Domain Name hay còn gọi là tên miền.

Châu cố gắng không dùng quá nhiều từ trong chuyên ngành để giải thích. Nhưng mục đích của trang này là giúp bạn có thể tự xây dựng cho mình một Blog bán hàng chuyên nghiệp. Hoặc một website cho doanh nghiệp của mình. Thực ra thì nó cũng không khó lắm, nhưng cũng không hề dễ dàng. Mọi việc nếu bạn muốn làm thì sẽ có giải pháp cho bạn.
Nếu bạn muốn đi sẽ có một con đường.
Thái độ chứ không phải khả năng. Đó là những gì mà Châu từng trải nghiệm. Khả năng của mình có kém đi nữa, ít ra trong lĩnh vực không phải của mình. Thái độ cầu thị, thái độ quyết tâm, thái độ muốn làm… nó mới quyết định thành công.
Lưu trữ website
Có hai trường hợp để bạn lựa chọn. Vì là nhu cầu của bạn nó lớn hay nhỏ, để bạn có thể thuê riêng hoặc dùng chung.
Như Châu trình bày ở trên. Việc lưu trữ website cũng giống như xây một căn nhà. Nhưng trong trường hợp này mình muốn nói là bạn cần phải thuê nhà làm văn phòng. Nếu bạn có một văn phòng riêng thì quá tốn kém. Bạn muốn tiết kiệm chi phí.
Máy chủ hay còn gọi là Server lưu trữ website có công nghệ khá phức tạp. Hạ tầng của chúng hoàn toàn không nằm trong khả năng của bạn có thể “tự xây dựng” chúng được. Nó liên quan đến các vấn đề như bảo mật, tốc độ đường truyền, lưu lượng băng thông, thời gian Down time (Thời gian ngừng máy chủ)…
Nếu bạn muốn làm một website, chắc chắn là bạn phải thuê. Nhưng thuê như thế nào xin xem tiếp nhé.

Lưu trữ website thuê riêng
Vì bạn không có một hạ tầng để xây dựng cho mình một máy chủ lưu trữ website riêng. Nên bạn phải thuê lại của một nhà cung cấp nào đó. Trường hợp này thì gọi là thuê cả một cái máy chủ. Còn gọi là Dedicated Server gọi là máy chủ chuyên dụng.
Bạn từng nghe nói là mình có thể xây dựng một cái Computer tại nhà làm Hosting lưu trữ website đúng không? Đúng vậy. Nhưng nó không đơn giản đâu.
Tuy nhiên máy chủ chuyên dụng này không chỉ là lưu trữ website riêng thôi. Nó bao gồm cả máy chủ lưu trữ Email. Máy chủ lưu trữ các phần mềm chuyên dụng khác như các Service dịch vụ kèm theo… Nó cũng là một cái Hosting trong mạng lưới internet toàn cầu có hàng triệu triệu cái như vậy.
Khi bạn thuê Dedicated Server, bạn phải làm rất nhiều việc. Từ quản trị và bảo trì nó, xử lý các sự cố, luôn đảm bảo tất cả các dịch vụ trên nó hoàn toàn vận hành trơn tru mà không gặp phải trục trặc nào.

Nhưng bạn cũng có thể thuê dịch vụ quản trị Dedicated Server này. Các công cụ giám sát nó như. Hệ thống nhận diện tấn công. Hệ thống cảnh báo gửi Spam Mail. Hệ thống giám sát quá tải, hệ thống giám sát thời gian Downtime. Bảo mật thông tin cho nó…
Đây là trường hợp sử dụng cho một website lớn. Lớn như thế nào? Nó là một hệ thống có lưu lượng truy cập lớn hàng ngàn lượt truy cập trong một giờ. Có hệ thống bảo mật để khách hàng đặt hàng online. Hệ thống thanh toán online. Nó luôn được đảm bảo vận hành 24/7 và thời gian Downtime không quá 1 phút. Website thương mại điện tử. Website tin tức có lượng truy cập hàng TB trên tháng.
Ưu điểm của dịch vụ này là. Bạn có riêng một địa chỉ IP và tốc độ cũng như các Service trên máy chủ này hoàn toàn ổn định. Không gian lưu trữ lớn. Đặc biệt là bạn có toàn quyền sử dụng tài nguyên như dung lượng lưu trữ, băng thông, số lượng người dùng email…
Nhược điểm là chi phí cao. Cần có nhiều kiến thức quản trị server.
Lưu trữ website dùng chung

Trường hợp này, như bạn thấy rất phổ biến hiện nay. Đó là một văn phòng cho thuê. Ví dụ như một Buiding được xây dựng có một tòa nhà, một địa chỉ. Nhưng trong đó có rất nhiều công ty thuê để làm văn phòng. Nhiều tầng và nhiều Block khác nhau. Và do đó giá thành cũng khác nhau. Trường hợp này là dịch vụ của tòa nhà, ví dụ như hệ thống báo cháy, hệ thống thoát hiểm, bãi đổ xe, an ninh…
Trong trường hợp doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân chỉ viết blog kiếm tiền hoặc bán các dịch vụ. Giải pháp thuê lưu trữ website dùng chung là giải pháp tối ưu nhất. Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website. Châu sẽ giới thiệu qua trong phần Hosting là gì ?
Trong một tòa nhà, có nhiều công ty thuê làm văn phòng. Lưu trữ website dùng chung, gọi là Shared Server. Chúng có duy nhất một địa chỉ IP, và tài nguyên như HDD, RAM, Băng thông đều có giới hạn của nó. Anh này lỡ tay xài nhiều thì anh kia có ảnh hưởng và ngược lại.

Nhà cung cấp thường dùng các công cụ giám sát tài nguyên để phân bố. Ở những khoảng thời gian nhất định để bảo đảm. Không có tài nguyên sử dụng quá nhiều hoặc không sử dụng. Thông thường những trường hợp này. Họ chia thành các Gói (Pakage) để cho thuê.
Nếu bạn có nhu cầu lớn thì thuê gói lớn và ngược lại. Nghĩa là khi bạn mới xây dựng website. Bạn chỉ cần thuê với dung lượng lưu trữ tầm 1GB, băng thông truy cập 50GB/tháng. Điều này bạn chỉ cần quan tâm đến 2 thông số. Dung lượng lưu trữ. Băng thông truy cập.
Nhưng nó không đơn giản vậy. Bạn cần phải biết là các dịch vụ như xử lý sự cố khi xảy ra. Hỗ trợ về kỹ thuật có nhanh chóng không?. Bài viết còn khá dài với những khái niệm khó phân biệt dưới đây. Nhưng rồi bạn cũng sẽ hiểu. Mời xem tiếp nhé.
Hosting là gì ?
Với một khái niệm nhưng hai tên gọi khác nhau. Không gian lưu trữ website cũng chính là Hosting. Trong phần này Châu chi tiết cụ thể hơn về cách thức hoạt động của nó như thế nào? Một máy chủ duy trì các dịch vụ (Service) như là truyền file FTP, dịch vụ lưu trữ email thì gọi là Mailserver…
Hosting cũng là một máy chủ vận hành các chương trình như Games trực tuyến được thiết lập bởi các dịch vụ chạy ngầm. Ví dụ như các cổng thanh toán trực tuyến trong Games. Các phần mềm được vận hành trên nền tảng của webbase…
Có bao nhiêu loại hosting phổ biến nhất hiện nay:
- Shared Hosting như đề cập phần trên
- VPS Hosting
- Cloud Hosting
- WordPress Hosting
- Dedicated Server Hosting
VPS Hositng là gì ? – Chúng viết tắt từ tiếng Anh là (Visual Private Server). Đó là một dạng máy chủ ảo cùng dùng chung trên một máy chủ Vật lý mà nhà cung cấp dịch vụ phân vùng cho bạn. Nó cũng giống như Shared Hosting. Nhưng VPS được tối ưu hơn bởi vì CPU và RAM bạn không dùng chung với người khác như bên Shared Hosting.

Khi bạn có nhu cầu dùng VPS Hosting. Là lúc doanh nghiệp của bạn cần có nhiều không gian riêng và độc lập. Website của bạn đã có nhiều dịch vụ và lượng truy cấp nhiều. VPS server chịu tải tùy thuộc vào lượng tài nguyên CPU và RAM mà nhà cung cấp đã phân chia cho bạn.
VPS Hosting chịu tải là gì ? Khi lượng truy cập ở một thời điểm vào server nhiều hay ít. Lượng Email mà bạn gửi và nhận trong doanh nghiệp với cường độ bao nhiêu trong tháng. Băng thông truyền tải trên đường truyền là bao nhiêu GB hoặc TB.
VPS Hosting có ưu thế là bạn không cần thuê một máy chủ vật lý. Quyền truy cập cao nhất thuận tiện trong việc hiệu chỉnh và tùy biến. Dễ nâng cấp. Lượng truy cập cao nhưng không ảnh hưởng đến hiệu năng của website. Thời gian Downtime thấp. Nhược điểm của VPS Hosting là chi phí cao.
Cloud Hosting là gì ? – Nhà cung cấp dịch vụ này cung cấp cho bạn một “chuỗi các server”. Hay còn gọi là một mạng lưới server được liên kết với nhau. Khi một server quá tải thì chúng được đẩy qua cho một máy chủ Server khác. Do đó tài nguyên của bạn được phân bố đều trên hệ thống của họ. Hầu như chúng không xảy ra hiện tượng Downtime.
HIện nay dịch vụ này là đáng tin cậy nhất. Một giải pháp thường gọi là Điện toán đám mây. Hầu như các doanh nghiệp lớn bây giờ chuyển sang dịch vụ lưu trữ này. Không những cho lưu trữ website mà còn các ứng dụng khác của họ.
Nhược điểm của loại này là khó kiểm soát chi phí thuê bao. Nó cũng không có quyền cao nhất, nghĩa là quyền root.
WordPress Hosting ? – Cũng là một không gian lưu trữ website hosting Shared. Nhưng nó cài đặt sẳn CMS WordPress với các Theme và Plugin chuyên biệt cho nó. Trong trang Tôi viết Blog dạo này Châu cũng sẽ dùng CMS WordPress để xây dựng các trang website/Blog.

Ưu điểm của loại Hosting này là Giá thành thấp, có hiệu năng cao. Nghĩa là website của bạn xây dựng trên Hosting này có tốc độ load nhanh. Tốt cho tiêu chuẩn SEO và dễ sử dụng cho người mới bắt đầu làm quen với viết blog và thiết kế website.
Nếu như bạn dùng CMS của Joomla hoặc Drupal cài trên Hosting chuyên cho WordPress là một thảm họa. Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ website thường có những gói Shared hosting cho từng CMS chuyên biệt.
Tên miền là gì ?
Châu xin nhắc lại ở phần giới thiệu đôi lời. Trong đó có nói đến vấn đề tên miền là gì ? Nó là một cái tên gọi cho một địa chỉ cụ thể trỏ về Hosting của bạn trên internet. Một hosting server dù ở dạng nào. VPS, hay Dedicated đều có một địa chỉ IP tỉnh. Nó là một dãy số ví dụ như là 203.168.28.45 được định danh là IPV4. Nghĩa là 4 cụm số cách nhau bởi dấu chấm. IP là một giao thức truyền thông có tên gọi Internet Protocol.

Khi bạn mua một hosting server lưu trữ website rồi. Nhưng bạn không mua Domain, nghĩa là tên miền. Thì bạn phải nhớ dãy số kia. Thật là khó nhớ phải không ? Nhưng ví dụ như dãy số kia có nhiều người cùng thuê chung trên Shared Hosting đó thì sao? Đó là điều bất khả.
Vậy cho nên mới có một máy chủ phân giải tên miền. Viết tắt là DNS nghĩa là (Domain Name System). Tên miền ngoài internet là duy nhất. Nghĩa là khi bạn đăng ký một cái tên. Nếu hệ thống cho bạn biết tên đó đã đăng ký thì bạn phải chọn tên khác. Chức năng của DNS là phân giải từ địa chỉ IP thành tên miền mà bạn đã đăng ký.
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. DNS được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền.
Nhưng tên miền là gì ? Hoạt động của DNS này ra sao?

Khi bạn nhập vào tên một trang website. Ví dụ như dinhbaochau.comthì lập tức hệ thống DNS này truy tìm “cái thằng www.dinhbaochau.com” này nó có địa chỉ IP nào. Và phân giải từ một loạt truy vấn sau đó chúng được trả về một trang website như bạn thấy. Chỉ trong vài phần trăm giây. Kinh nhỉ.
Root Name Server ? DNS
Máy chủ Root này hiện nay có 13 cái nằm rải rác trên thế giới. Nhưng nằm cụ thể ở đâu thì bạn có thể tra google giúp mình nhé. Nhưng theo mình thì nó không quan trọng lắm. Root Name Server này chứa tất cả các Query (truy vấn) bao gồm thông tin của tên miền cấp Quốc tế. Gọi là Toplevel Domain.
Vị dụ như bạn truy vấn tên miền www.dinhbaochau.com. Chuổi này sẽ gửi đến máy chủ Root Name Server và được trả về cho máy chủ lưu trử thông tin kế tiếp Second Level Domain – Quá trình cứ tiếp tục trả về như vậy cho đến khi tìm được máy chủ lưu trữ thông tin tên miền cần tìm.
Local Name Server là gì ?
Root Name Server có nhiệm vụ phân giải tên miền. Dù đó là tên miền thuộc Quốc tế hoặc Tên miền cấp Quốc gia. Nhưng Local Name Server thì không có trách nhiệm đó. Vậy chúng là gì?
Nó là một máy chủ chứa thông tin của các tên miền mang tính cục bộ, thấp hơn Server Root trên kia. Và nó được phân định lưu trữ bởi các Tổ chức hoặc Doanh nghiệp, hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet gọi tắt là ISP.
Ví dụ như nhà cung cấp dịch vụ có Server lưu trữ DNS của các Domain mà họ cấp cho khách hàng của mình. Nhiệm vụ của máy chủ này là trả về các kết quả truy vấn từ Cấp Domain quốc gia như các Domain có đuôi mở rộng là. .com.vn – .vn – .net.vn – .org.vn.
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.

Đây là một quá trình phức tạp. Vì bạn không chuyên sâu nên có thể nói nôm na là vậy. Khi bạn đăng ký tên miền được lưu trữ. Có hai cấp được phân chia. Đó là tên miền cấp quốc tế, và tên miền cấp Quốc gia. Mời bạn đọc tiếp phần sau đây.
Liên quan mật thiết giữa Lưu trữ website hosting và tên miền là gì ?
Bạn có thể đăng ký tên miền của mình ở một nhà cung cấp dịch vụ. Riêng biệt với Hosting. Đến đây chắc bạn hiểu vì đã đọc qua phần DNS (Domain Name System). Vậy không nhất thiết phải đăng ký Tên miền với Lưu trữ website Hosting cùng một ISP.
Nhưng thông thường Châu ít khi làm vậy. Vì việc quản lý Tên Miền và Hosting ở hai nơi khi cài đặt như trỏ Domain hoặc thêm các MX cho Email, hoặc dịch vụ FTP phải chờ một thời gian. Thay vì cùng một nhà cung cấp, cùng một máy chủ DNS. Việc đó sẽ nhanh hơn.
Vậy nên. Tên miền là tên gọi cực kỳ quan trọng khi bạn khởi nghiệp cho Blog hay Website của doanh nghiệp mình. Tên miền thương hiệu bạn đừng bao giờ đánh mất nó. Bằng cách nhanh tay đăng ký trước. Vì có thể website bạn chưa làm cũng được. Nhưng tên miền thương hiệu đừng bao giờ để mất.
Tên Miền Thương hiệu là gì ? Là tên của công ty hoặc doanh nghiệp sản xuất của bạn đã được bảo hộ đăng ký hoạt động. Hoặc tên sản phẩm chủ lực của bạn đang kinh doanh hoặc sản xuất. Hoặc tên dịch vụ mà bạn đang cung cấp… Hãy nhanh tay đăng ký khi còn chưa muộn nhé.

Tạm kết
Website và Blog hiện nay giúp bạn tiếp cận với thế giới. Với hàng triệu khách hàng tiềm năng. Hàng triệu độc giả truy cập. Tùy vào khả năng của bạn xuất bản nội dung. Tùy vào năng lực bạn mang lại giá trị nào cho người dùng.
Kết thúc bài viết này. Với kinh nghiệm của Châu, đăng ký tên miền và dịch vụ lưu trữ website ở đâu. Hosting của nước ngoài hay trong nước. Sẽ có một bài viết chia sẽ cùng các bạn cách chọn Domain name nào là ưu việt để xuất bản nội dung đến với người đọc nhanh hơn.
Hãy ghé thăm Blog của mình thường xuyên bằng cách nhấn vào cái chuông màu đỏ bên góc dưới bên trái màn hình. Rất cám ơn bạn đã đọc. Mình cũng muốn nghe những ý kiến từ các bạn bằng cách Comment bên dưới. Xin trân trọng cám ơn
Kính chào và hẹn gặp lại.