Kênh “Những lời dạy cổ xưa” xin chào quý vị độc giả. Trong hành trình tìm về những giá trị tinh thần sâu sắc, chúng ta thường bắt gặp những tấm gương tu hành đáng ngưỡng mộ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hạnh đầu đà, một pháp tu khổ hạnh, và chiêm nghiệm về hành trình của thầy Thích Minh Tuệ, một vị sư đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng. Sự xuất hiện của thầy đã gợi lên nhiều suy tư về con đường tu tập, về ý nghĩa của cuộc sống và những giá trị đích thực mà chúng ta đang theo đuổi.
Thời gian gần đây, hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc rồi từ Bắc vào Nam đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra, người khen, kẻ chê, người tán dương, kẻ rẻ bỉu, nhưng phần lớn vẫn là sự cung kính dành cho thầy Thích Minh Tuệ. Tuy nhiên, có thể thấy nhiều người đang lợi dụng hình ảnh của thầy để cầu like, cầu view, ảnh hưởng đến quá trình tu tập của thầy. Liệu đây có phải là một kiếp nạn mà thầy phải vượt qua? Một câu hỏi khác được đặt ra là thầy đi như thế có lợi ích gì cho xã hội? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và làm sáng tỏ những điều này.
Thầy Thích Minh Tuệ đi bộ
Vài năm trước, một kênh YouTube đã quay lại những hình ảnh tại một hàng đá ở núi Sạn, Nha Trang. Trong video, thầy Thích Minh Tuệ không thuyết pháp, cũng không tự nói về bản thân mà chỉ trả lời chia sẻ khi được hỏi một cách rất chân thật về hành trình tu tập của mình. Điều đáng chú ý là những chia sẻ về việc thực hành giới luật của sư. Sư Minh Tuệ đọc nhiều, hiểu rõ về kinh Nikaya và hành y theo những lời Đức Phật dạy. Từ đó có thể nhận định rằng đây là một bậc chân tu. Đến nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết đến, và câu chuyện về sư trở nên nóng hơn bao giờ hết, vượt ra cả biên giới quốc gia.
Sư Minh Tuệ tu theo pháp khổ hạnh đầu đà. Một số người nhìn vào hành trạng và y áo của thầy mà phỉ báng, cho rằng thầy điên, hành xác, thiếu trí tuệ, không theo con đường trung đạo mà Đức Phật khuyến khích. Nhưng những kẻ phỉ báng đâu biết rằng sư Minh Tuệ đang thực hành theo đúng chánh pháp, làm theo những lời dạy trong kinh nguyên thủy: từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, một lối sống trong sạch, thanh tịnh, buông xả tất cả, thiểu dục tri túc. Người ta nhầm lẫn khổ hạnh đầu đà với cách tu khổ hạnh trong sáu năm đầu của Đức Phật đi cầu đạo. Cái khổ hạnh ấy là ép xác, hành xác khiến cơ thể phải chịu nhiều đau đớn, pháp tu này có nguồn gốc từ Bà La Môn. Pháp tu khổ hạnh mà thầy Thích Minh Tuệ đang theo là khổ hạnh đầu đà, nghĩa là tiền thân của con đường trung đạo.
Nhiều người lại cho rằng tu hành quan trọng ở trí tuệ chứ không phải làm khổ cái thân, nhưng họ nhầm lẫn giữa trí tuệ thế gian với trí tuệ Phật. Trí tuệ thế gian là khả năng nhận thức của con người có từ di truyền và học hành, trong khi trí tuệ Phật chỉ được khai mở khi người tu phải biết nghiêm trì giới luật. Có giới mới có định, có định mới sinh tuệ. Cho nên, Đức Phật nói ở đâu có giới hạnh, ở đó có trí tuệ và ngược lại. Thực hành hạnh đầu đà là cốt lõi để chấm dứt mọi phiền não, khổ đau, vì pháp hành này giúp hành giả hộ trì các căn, không bị chi phối bởi hoàn cảnh, đoạn diệt tham, sân, si. Đó là lý do vì sao người tu chỉ ăn ngày một bữa, giảm cái tham ăn, ngủ ngồi giảm cái tham ngủ, vì nằm sẽ dễ ngủ say, ly bì; mặc ba y thực chất là một bộ nhu cầu tối thiểu, giảm sự lệ thuộc, tham ái vào y phục.
Một số người lại chỉ trích hạnh đầu đà sao không sống độc cư trong rừng mà cứ đi lăng thang khắp cả nước. Thưa rằng, thời nay tìm rừng ở Việt Nam như thời Đức Phật tại thế là không thể. Sư cũng từng có thời gian ẩn tu tại núi Sạn. Vậy tại sao thầy quyết định lựa chọn cách bộ hành đi khắp cả nước? Như ngài trả lời, đó là đi tập học và rèn luyện sức khỏe. Thực ra, nếu hiểu sâu thì thầy đang thực hành đúng chánh pháp Như Lai, vì đi như vậy là cách để thầy tránh niệm thân, thọ, tâm, pháp. Vì phải sống trong khổ mới biết khổ, chứng nghiệm khổ thì mới hiểu rõ nguyên nhân của khổ, khi đó khổ sẽ tự chấm dứt chứ không phải mong thoát khổ để được lạc.
Trên bước đường của thầy, nếu ngài bị cám dỗ bởi vật chất, tiền bạc, sắc đẹp, tức cái tham dục đã khởi lên; hay cảm thấy bị phiền toái khi nhiều người vây quanh quấy nhiễu, tức cái sân đã nổi lên. Do đó, nếu chỉ ẩn tu chưa chắc sẽ chế ngự được tâm khi đứng trước những xúc phạm của thế tục.
Lại nhiều kẻ phê phán rằng ngài đi như thế có lợi ích gì cho xã hội, cả xã hội ai cũng đi như ông thì lấy gì mà ăn? Đây là những câu hỏi thiển cận và có tính chất ngụy biện để cao quá về bản thân mình. Trước tiên, hãy tự hỏi mỗi người trong chúng ta đã làm gì cho xã hội. Tất nhiên, ai cũng có phần đóng góp cho xã hội, không nhiều thì ít, và những giá trị con người có thể tạo ra không chỉ được định lượng bằng vật chất mà còn ở tinh thần, lẽ thượng. Cái mà ta đã làm được dễ nhìn thấy là cho bản thân và gia đình. Những cái mà sư Minh Tuệ đã làm và đang làm cho xã hội lớn lao và rõ nét hơn ta rất nhiều.
Sư Minh Tuệ và những người dân
Sư đã giúp nhiều người thấy được hình ảnh của Phật giáo nguyên thủy và bóng dáng của bậc chân tu. Hình ảnh của thầy cũng khắc họa rõ nét cuộc đời của Đức Phật, như một tấm gương chiếu yêu có thể làm lộ ra chân tướng của một số thầy có pháp danh “thích chuyển khoản,” “thích cúng dường.” Thầy cũng đã khiến nhiều người đang mê lạc tà đạo thức tỉnh trở về với ánh sáng của chánh pháp, khiến nhiều người giữ được niềm tin vào Phật giáo và ngay cả những tín đồ tôn giáo khác cũng có cái nhìn thiện cảm và mến mộ đạo Phật. Thầy Minh Tuệ đã khiến nhiều người tự xét lại mình mà giảm bớt tham sân si trong cuộc sống. Thậm chí, không ít người còn buông bỏ tất cả mà xuất gia theo bước chân của thầy. Ngài đã khiến cho tình người thêm gần gũi hơn, xã hội hòa ái hơn. Nếu cả xã hội mà cứ làm được như thầy thì tốt biết bao. Khi đó, tôi tin chắc xã hội không chỉ có ăn có mặc mà còn có một đời sống an lạc, hạnh phúc hơn rất nhiều.
Lại có người thắc mắc rằng sao thầy tu mà xưng “con” không xưng “thầy” với người khác. Thứ nhất, ngài đã chọn con đường buông xả, không còn ràng buộc việc tu tập ở chùa cũ, cũng như không nhận mình là sư là thầy ai cả, cốt để khỏi ảnh hưởng đến bất cứ ai và không bị phiền hà về chuyện giấy tờ tu sĩ. Thứ hai, việc tự xưng “thầy” của các nhà sư với Phật tử ngày nay chỉ là thói quen trong giao tiếp, không có sự ràng buộc nào. Suy cho cùng, đó là văn hóa ứng xử tôn ti và quy ước xưng hô cho ngôn ngữ người Việt. Ở một số cao tăng, họ vẫn xưng bằng “tôi” hoặc pháp danh khi giảng pháp. Việc sư Minh Tuệ xưng “con” với tất cả đại chúng cho thấy ngài đang thực hành pháp chấp ngã, tức ngài không quan niệm mình là thầy, bỏ qua cái tôi mà khiêm hạ với mọi người. Rõ ràng, đây chính là tinh thần vô ngã.
Hiện tại, trên bước đường tu, thầy đến đâu dân chúng cũng kéo theo hàng trăm đến hàng ngàn người, và trong đó có không ít YouTuber, TikToker, Facebooker. Điều đó khiến nhiều người lo lắng vì vấn đề an ninh hay sự phiền nhiễu cho việc tu tập của thầy. Tuy nhiên, chúng ta chớ vội trách cứ, chửi bới những người làm các kênh mạng xã hội. Hãy nhìn vào mặt tích cực của họ, vì nếu không có họ thì làm sao tạo ra những hiệu ứng tốt đẹp lan tỏa về một bậc chân tu? Với thời đại này, cũng cần nhìn nhận rằng việc hoằng dương chánh pháp, phổ độ chúng sinh, chia sẻ những điều tốt đẹp sẽ rất hữu hiệu khi có sự hỗ trợ của truyền thông và mạng xã hội.
Mặt khác, sự tu tập của họ cũng là một phép thử để sư Minh Tuệ thực hành chế ngự tâm khi được nhiều người chú ý, sùng bái, vái lạy. Nếu ngài khởi lên cái tâm mình là quan trọng, là trung tâm, là ngôi sao thì ngay lập tức ngài rơi vào ngã chấp, ngã mạn, tâm tham ái, cầu danh. Nếu họ vây quanh khiến thầy không có thời gian nghỉ ngơi sinh hoạt mà khó chịu, nổi giận tức tâm sân đã sinh khởi. Cho nên, những tình huống này là một phép thử cực đại trên bước đường trì giới và chánh niệm. Theo quan sát, dù đi bộ cực khổ đến đâu, nhưng lúc nào trên mặt thầy cũng có sự an nhiên và luôn nở nụ cười. Có lẽ sư đã đạt đến trạng thái tịch tịnh. Nhiều người dân tỏ lòng thương xót cho ngài, sụt sùi khóc lóc vì chứng kiến cảnh ngài đầu trần chân đất giãi nắng dầm mưa. Sự xúc động này có thể hiểu được, nhưng đó là chúng ta lấy suy nghĩ và đôi mắt của người thế tục để nhìn nhận. Lựa chọn con đường khổ hạnh ấy khiến thầy cảm thấy được lạc thọ nội tâm, và những trở ngại đó mới giúp ngài đến gần với giác ngộ.
Lại có những người lo cho sư Minh Tuệ vì những tai họa có thể ập đến bởi những thế lực đen tối. Xin cũng đừng lo, khi đã chọn con đường này thì phải là một bậc đại dũng. Thầy từng nói “còn cho con sống thì con tu tiếp đó sao.” Đây là tinh thần vô úy. Khi ngài đã thấu triệt vô thường vô ngã, điều mà ta nên quan tâm là liệu ngài có thực sự đã đạt được tâm thái đó hay chưa. Nếu đã đạt được thì Niết Bàn cũng không còn xa nữa. Vậy tất cả nên hoan hỉ.
Tất nhiên, đến một giai đoạn nào đó, có thể là sau khi chứng nghiệm cái khổ, rèn được thân tâm, sư Minh Tuệ sẽ ẩn tu, vì để giác ngộ khi giới hạnh đã đầy đủ cần phải thiền để nhập định. Chắc chắn những ảnh hưởng của sư Minh Tuệ đã khiến cho tiền rơi vào túi một số “xàm tăng” ít lại. Cứ đà này, có khi họ phải bán ô tô, bán đất bớt mà tiêu. Cho nên, không lạ gì việc chống phá, hãm hại sư Minh Tuệ đang diễn ra rất mạnh. Họ ban đầu bịa ra câu chuyện giả tu và có cả một ekip quay phim dàn dựng, họ bôi bác tăng y, gọi áo phân lô bán nền, hay họ chê bai cái nồi cơm điện là bình bát không chính thống. Nhưng làm sao họ hiểu được sư đã đạt đến cái tâm phá chấp. Sư đâu còn sợ xấu hổ với mọi người, và sư cũng có đâu dùng điện thoại hay biết mạng xã hội nói gì đâu. Khi đã chọn đời sống phạm hạnh, sống xả ly, không gia đình, ngu nghiến, địa vị thì trở ngại lớn nhất là gia đình, người thân, mà sư còn vượt qua thì có xá gì. Hết nhất là họ đã chụp mũ, trò sư dựng lên một ông sư ăn mày để chống phá Phật giáo Việt Nam và phá hoại đất nước. Xin thưa rằng Phật giáo Việt Nam bị phá hoại bởi những “xàm tăng” và “ma tăng” chứ không phải ông ấy. Chính họ đã lợi dụng thuyết nhân quả luân hồi để xuyên tạc, bịa đặt và hù dọa những người u mê sợ hãi bằng những viễn cảnh ghê rợn ở kiếp sau, từ đó tiếp tục lợi dụng cúng dường như một phương cách để giải nghiệp báo, cầu phước báu, tăng trưởng công đức, tiền càng nhiều càng tốt. Thậm chí, có vị sư “Thích chuyển khoản” còn nói người mà có tâm đạo cũng “luôn cả nhà cho chùa, dọn đi chỗ khác ở, cứ ở cái trọ nào đó ở bình thường thôi.” Tóm lại là cúng dường, cúng dường. Do đó, khi nào các “ma tử, ma tôn” đang trà trộn vào chùa khoác áo nhà sư mà bị thanh lọc là lúc Phật giáo Việt Nam được chấn hưng.
Tất nhiên, khi tán thán về pháp hành của sư Minh Tuệ thì không đồng nghĩa với việc hạ thấp các pháp tu khác ở những bậc chân tu trên đất nước này. Mỗi người có một căn cơ, một hạnh nguyện khác nhau, nên không thể ai ai cũng phải giống nhau. Mỗi cá nhân có mặt ở thế gian này là để hoàn thành một sứ mệnh của riêng mình. Nếu tiêu chuẩn của một người tu là giới hạnh, thì rõ ràng người hành pháp sẽ cao hơn người hiểu pháp, và thực hành được hạnh đầu đà là một công hạnh lớn xưa nay không được mấy ai. Vậy, tán thán kính ngưỡng giới hạnh là việc nên làm, nhưng không nên sùng bái, suy tôn, thánh hóa sư Minh Tuệ ngay lúc này, vì điều đó có thể khiến rơi vào tà kiến ngoại đạo, đi ngược với tinh thần Phật giáo.
Để thấy rõ được ý nghĩa của việc tu hạnh đầu đà, xin dẫn lại lời Đức Phật khi tán thán hạnh tu của ngài Ca Diếp: “Lành thay! Lành thay, Ca Diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả trời, người đều được độ. Vì sao, Ca Diếp? Nếu hạnh đầu đà này được ở đời, thì pháp của ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hàm, A-na-hàm, đạo A-la-hán đều còn ở đời này. Các tỳ kheo hãy học như Ca Diếp tu tập.”
Nhưng để hiểu rõ hơn về lối tu của thầy Thích Minh Tuệ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 13 hạnh đầu đà là gì:
-
Mặc y phấn tảo: Y phấn tảo là loại y được chắp vá từ nhiều mảnh vải khác nhau, đó là những miếng vải bó thây người chết sau khi đốt còn sót lại mà người ta vứt bỏ nơi nghĩa địa, bệnh viện hay là những loại vải mà chó, chim tha bị rơi trên đường. Hành giả sẽ nhặt các mảnh vải này, giặt rũ sạch sẽ, vá lại thành y để mặc. Điều này giúp cho người tu hành không bị lệ thuộc vào sự cúng dường của thí chủ.
-
Chỉ mặc ba y: Hành giả tu hạnh đầu đà chỉ có ba tấm y duy nhất: y lớn đắp bên ngoài, một áo, một quần, còn gọi là thượng y, trung y và hạ y. Suốt cả một đời tu sĩ, hành giả chỉ có ba tấm y đó, khi rách nát thì vá chằng vá đụp, đến khi không còn chỗ vá thì mới được thay y mới.
Y phấn tảo của người tu hạnh đầu đà
-
Khất thực để sống: Pháp hạnh đầu đà khất thực để sống tức là phải ôm bát đi khất thực xin ăn mà không được đợi thí chủ thỉnh mời đến nhà để cúng dường. Pháp khất thực mang đến nhiều lợi ích cho vị khất sĩ: tâm trí được rảnh rang, ít phiền não, đoạn trừ tâm cống cao ngã mạn, rèn luyện tính nhẫn nại chịu đựng sự chê bai của người, đặc biệt là gieo duyên hóa độ chúng sinh được vào trong biển Phật pháp.
-
Khất thực theo thứ lớp: Hành giả đi khất thực tuần tự từ nhà này đến nhà khác và không bỏ nhà nào, không phân biệt giàu nghèo, không lựa chọn chê bai đồ ăn ngon dở.
-
Ngồi ăn một lần sau khi khất thực: Hành giả chỉ ngồi ăn một lần trong ngày. Khi đã đứng dậy thì các thầy không ăn nữa, kể cả khi ai đến cúng dường thêm.
-
Ăn bằng bình bát: Như thời Đức Phật tại thế, chư tăng chỉ ăn những thức ăn đã khất thực trong bình bát.
-
Không để dành đồ ăn: Đối với pháp hạnh thứ bảy, hành giả khi đã ăn xong thì đồ ăn dù còn dư hay được tín chủ cúng dường thêm thì chư tăng cũng không được để dành cho buổi hôm sau. Cho nên, quý thầy khất thực vừa đủ để ăn một bữa.
-
Sống trong rừng: Rừng là tài sản quý của đất nước, cũng là tài sản cực kỳ quý đối với người tu hành. Rừng còn là nơi yên tĩnh, thanh vắng, rất thích hợp cho vị hành giả tham thiền, thúc liễm thân tâm, viễn ly các dục. Không chỉ vậy, tu tập ở trong rừng còn giúp vị hành giả đoạn trừ tất cả mọi cấu ế trong tâm và vượt qua những nỗi sợ rắn rết, côn trùng độc hại, mưa rông gió giật.
-
Ở dưới gốc cây: Hành giả tu tập ở dưới gốc cây. Tuy nhiên, cứ sau ba đêm thì hành giả sẽ phải di chuyển sang một chỗ khác để không tham đắm chỗ ngủ tốt.
-
Ở ngoài trời: Khi chư tăng thọ nhận hạnh đầu đà thì dù nắng hay mưa bão bùng, các thầy cũng tu tập ở ngoài trời mà không tìm chỗ trú. Nếu tâm có loạn, cảm xúc, cảm thọ nào dấy lên thì phải thanh lý để thanh tịnh tâm.
-
Ở nghĩa địa: Hành giả ở nơi nghĩa địa để chiến đấu với sự sợ hãi và đối diện với các chúng ma.
-
Nghỉ ở đâu cũng được: Hạnh nghỉ ở đâu cũng được nghĩa là vị hành giả tu hạnh đầu đà rất tùy thuận, không đòi hỏi chỗ nghỉ cho mình. Chỗ ngủ đó có thể là cạnh đống rơm, gốc cây hay cạnh chuồng trâu đều được.
-
Không nằm ngủ: Đây là pháp hạnh rất khó, vì người tu chỉ ngủ nghỉ bằng cách ngồi ở các tư thế hoặc kiết già hoặc đi hoặc đứng, nhưng không được đặt lưng xuống đất nằm ngủ.
Hiện nay, thời mạt pháp, tu học thành tựu thánh đạo là rất khó. Việc giữ gìn mạng mạch Phật pháp là sứ mệnh của chư tăng. Tăng chúng hưng thịnh hoặc thoái trào thì Phật pháp cũng theo đó mà được tuyên dương hay lụi bại. Chư tăng mà không có sự tu tập thì chúng sinh không được mấy lợi ích. Vì thế, chân thật tu tập trước để độ mình, sau độ chúng sinh là cách duy nhất để giữ gìn, tuyên dương, làm cho chánh pháp được trường tồn còn mãi với thế gian.
Vậy lợi ích thù thắng của 13 pháp hạnh đầu đà mang lại lợi ích gì cho người hành trì?
Thứ nhất là phát khởi và tăng trưởng 28 đức tính siêu việt trong kinh Mi Tiên vấn đáp, câu 177. Đâu đa, khổ hạnh có lợi ích gì? Đại đức Na Tiên có nói, công năng diệu dụng của 13 pháp đầu đà: một vị tỳ kheo mà thọ 13 pháp đầu đà thì gần kề bên Niết Bàn, tức là thoát khỏi đau khổ ràng buộc của luân hồi sinh tử, hơn nữa là mang lại lợi ích cho chúng sinh không thể kể xiết. Chính vì thế mà ngài nhấn mạnh 100 cư sĩ đạt đạo, 1000 cư sĩ đạt đạo cũng không thể bằng một vị tỳ kheo hành trì ba pháp đầu đà mà đắc đạo.
Trong đó, 28 đức tính cao thượng siêu việt của 13 pháp đầu đà, khổ hạnh là:
- Nuôi mạng trong sạch: Người tu hạnh đầu đà là người nuôi mạng sống của mình trong sạch, không phải phiền đến ai.
- An lạc quả hạnh phúc: Quả sẽ đạt được quả an lạc và hạnh phúc.
- Sống đời vô tội: Người ấy sẽ không tạo tội lỗi gì cả.
- Giảm nỗi khổ cho người khác.
- Không sợ hãi.
- Không tổn hại ai.
- Lộ trình tiến hóa đi lên.
- Xa lìa điệu bộ hậm hĩnh khoe khoang: Người ấy không bao giờ khoe khoang, không bao giờ kiêu mạn với ai cả.
- Xa lìa sự say mê.
- Hộ trì giữ gìn mình.
- Mọi người thương tưởng.
- Giáo hóa mình.
- Buông dao buông trượng: Không bao giờ phải đấu tranh ác hại ai.
- Rèn luyện sự thu thúc.
- Thực hành đúng đắn thuận lợi mục tiêu của mình.
- Làm cho mình được vắng lặng.
- Làm cho mình thoát khỏi phiền não.
- Dứt trừ sự luyến ái.
- Giảm trừ sự sân hận.
- Tháo gỡ si mê.
- Tiêu diệt ngã chấp: Chính nhờ tiêu diệt ngã chấp này mới dễ dàng đạt đạo.
- Xa lìa các tư duy xấu xa: Người thực hành pháp đầu đà tâm họ rất là lành thiện, không có những tư duy xấu ác.
- Vượt hoài nghi.
- Trừ lười biếng.
- Tương tư không có chỗ nương.
- Hành được nhẫn nại: Thực hành được 13 pháp đấy là nhẫn nại lắm.
- Đức tính vô lượng, vô giới hạn: Tâm mình rộng mở vô giới hạn.
- Diệt tận khổ đau.
Một pháp đầu đà này trước hết được ví như đất, vì đất là nơi nương tựa của mọi loài. Pháp đầu đà là nơi nương tựa, sinh trưởng của mọi thiện pháp, và thực hành pháp đầu đà sinh ra rất nhiều thiện pháp. Một pháp đầu đà cũng được ví như nước, bởi nước rửa sạch mọi bụi bặm dơ giấy. Pháp đầu đà rửa sạch trần cấu uế ác. Và còn được ví như lửa đốt cháy mọi vật, bởi pháp đầu đà thiêu đốt phiền não, thiêu hủy các phiền não. Bên cạnh đó, pháp đầu đà được ví như gió thổi, nó thổi bay đi tất cả mọi khí, mọi mùi, thổi đi tất cả khí vị trần gian, dù thanh hay trược, dù thơm hay thối. Nó được ví như thuốc để chữa bệnh, pháp đầu đà đối trị tất cả tâm bệnh của con người.
Vì thế mà đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông ngay khi xuất gia liền thọ 13 pháp đầu đà. Một ông vua sống trên nhung lụa, đứng đầu muôn dân mà khi xuất gia lại thọ khổ hạnh đầu đà thì đó phải là pháp đặc biệt tối thắng. Đặc biệt những ai thọ pháp đầu đà thì rất dễ kiểm tâm. Vì như chúng ta có mấy chục bộ quần áo khổ sở vì nó, những người tu pháp đầu đà thì chỉ có ba y, cho nên các ngài dễ kiểm tâm, rất dễ không tham đắm nhiều, và hễ khởi lên ham muốn thì dễ dàng nhận diện ra tâm bất thiện đó của mình.
Vậy những ai có thể thực hành pháp hạnh đầu đà? Những người thực hành pháp hạnh đầu đà thì trước tiên người ấy phải có đức tin lớn, thứ hai phải có tâm tàm quý (tức là hổ thẹn), thứ ba là người phải mạnh khỏe, ít bệnh tật, thứ tư là người phải thuần thục trong việc tìm kiếm chân lợi ích (tức là tìm kiếm chân lý), thứ năm là người có nhiệt tình và chín chắn, thứ sáu là người phải có trí tuệ, thứ bảy là người ham thích học hỏi và có kiến thức, thứ tám là người thọ trì kiên định, thứ chín là ít tìm lỗi của người khác, thứ mười là người này luôn luôn an trú tâm mình trong tâm từ bi. Bên cạnh đó, có những tu sĩ tại gia sống đời ngũ dục mà tu tập đắc đạo quả, hay dễ dàng thực hành hạnh đầu đà.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về hạnh đầu đà và hành trình của thầy Thích Minh Tuệ. Hy vọng rằng, những chia sẻ này đã giúp quý vị có thêm những góc nhìn sâu sắc về con đường tu tập và những giá trị tinh thần cao quý. Dù bạn có cùng quan điểm hay không, hãy cùng nhau suy ngẫm và tìm kiếm những bài học ý nghĩa cho riêng mình.
Cảm ơn quý vị đã theo dõi “Những lời dạy cổ xưa”. Hẹn gặp lại trong những video tiếp theo.