Kênh “Những lời dạy cổ xưa” xin chào quý vị khán giả! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những công trình Phật giáo cổ đại kỳ vĩ, những di sản văn hóa ẩn chứa bao điều bí ẩn và những câu chuyện tâm linh sâu sắc, bị lãng quên theo dòng chảy thời gian. Đây không chỉ là một hành trình khám phá kiến trúc mà còn là một cuộc hành hương về cội nguồn tâm linh, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những giá trị vĩnh cửu của Phật giáo.
Những công trình Phật giáo cổ đại không chỉ là những tác phẩm kiến trúc vĩ đại mà còn là những biểu tượng tâm linh sâu sắc, thể hiện sự giác ngộ và lòng thành kính của con người đối với Đức Phật. Những ngôi đền, tháp, hang động này là những chứng nhân lịch sử, ghi dấu những thời kỳ hưng thịnh và suy tàn của Phật giáo, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho những ai muốn tìm về cội nguồn tâm linh.
Borobudur: Ngọn Tháp Phật Trên Đồi Cao
Toàn cảnh đền Borobudur nhìn từ trên cao
Nằm ở miền Trung Java, Indonesia, đền Borobudur là một trong những kỳ quan cổ đại đáng kinh ngạc nhất thế giới. Ngôi đền được xây dựng theo mô hình mandala, sơ đồ về khái niệm vũ trụ của Phật giáo Tây Tạng, với hơn 300.000 viên đá xếp thành một mặt bằng hình vuông rộng 2.500 mét vuông. Đền Borobudur không chỉ là một công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là một biểu tượng của sự giác ngộ, với các tầng tháp tượng trưng cho các cấp độ khác nhau của vũ trụ.
Đền có chiều cao 42m với 9 tầng, móng tháp là một đài hình vuông có cạnh 123m. Để lên được đỉnh tháp cao nhất, người hành hương phải trèo lên các bậc thang và đi qua các hành lang của các tầng tháp với chiều dài hơn 5km. Kiến trúc đền Borobudur rất đặc biệt, mỗi khối đá đều được liên kết chặt chẽ với nhau mà không cần xi măng hay bất kỳ chất liệu kết dính nào. Các công trình được xây dựng theo cấu trúc các khối xếp hình lego ghép vào nhau.
Một hệ thống thoát nước rất toàn diện đã được đưa vào thiết kế của đền Borobudur để giải quyết vấn đề nước mưa đọng trên các bậc của nó. 100 vòi được lắp đặt ở mỗi góc, mỗi vòi được thiết kế trong hình dáng một con bê độc đáo hoặc một con rồng khổng lồ vô cùng thẩm mỹ.
Mỗi tầng tháp lại có những bức phù điêu chạm trổ tinh tế, tả về đời sống của Đức Phật và trần thế. Toàn bộ bức chạm khắc chạy dọc theo hành lang mô tả các giai đoạn của cuộc đời con người khi quyết tâm hướng đến sự hoàn thiện. Các phù điêu chia theo các chủ đề thế giới tự nhiên, nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật tỏa năng. Tất cả có 2.672 bức phù điêu đã được chạm khắc trên các bức tường tại di chỉ này. Các nhà bình luận cho rằng đây là quần thể phù điêu Phật giáo lớn nhất và hoàn chỉnh nhất trên thế giới, vượt trội về giá trị nghệ thuật.
Xung quanh tháp chính còn nhiều tháp nhỏ cũng được xây dựng với những hình chạm khắc vô cùng tinh xảo. Ngoài ra còn có nhiều tượng Phật nhỏ được đặt quanh sân ngôi đền.
Nguồn gốc của chùa Borobudur đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc của ngôi đền bắt nguồn từ Campuchia, nước của Phật giáo. Tuy nhiên, thiết kế ngôi đền ngoài phong cách kiến trúc Phật giáo truyền thống của người Java còn pha trộn giáo phái thờ cúng tổ tiên của người bản địa Indonesia và khái niệm Phật giáo về việc đạt được trạng thái Niết Bàn. Ngôi đền cũng cho thấy một ảnh hưởng của nghệ thuật Gupta.
Từ trên xuống, ta thấy 6 tầng thấp nhất của Borobudur là hình vuông và 3 tầng trên là hình tròn. Con đường dài 5km giống như hình xoắn ốc từ dưới lên trên đưa những người hành hương vào một cuộc hành trình mang tính biểu tượng của sự giác ngộ. Toàn bộ ngôi đền được chia thành ba cấp độ xếp chồng lên nhau: Kamadhatu (thế giới của ham muốn), Rupadhatu (thế giới của các hình thức) và Arupadhatu (thế giới của sự vô hình).
Borobudur được xây dựng dưới vương triều Sailendra, một vương triều sùng đạo Phật vào thế kỷ thứ 8 và 9. Tuy nhiên, sau khi vương triều này sụp đổ, ngôi đền đã bị bỏ hoang và dần rơi vào quên lãng trong suốt gần 10 thế kỷ.
Hang đá Mạch Tích Sơn: Kho Báu Nghệ Thuật Phật Giáo Trên Vách Đá
Hang động Mạch Tích Sơn nhìn từ xa
Hang đá Mạch Tích Sơn là một quần thể hang động được đục vào núi đá rất độc đáo. Ngọn núi tuy không cao lắm, nhìn tổng thể cũng không có gì đặc biệt, nhưng thật ra nó là một trong bốn hang động đá điêu khắc lớn nhất thế giới, có lịch sử hàng nghìn năm. Hang động Mạch Tích Sơn được cho là nơi đẹp nhất, đứng cách xa một cây số, người ta có thể thấy trên vách đá cheo leo sừng sững một nhóm tượng khổng lồ cao đến 50m.
Hệ thống hang động này được xây dựng bắt đầu vào thời kỳ cuối đời nhà Tần, khoảng thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên. Niên đại thập lục Quốc, Hậu Tần, Hậu Tây Tần, Bắc Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Chu, Tùy, Đường, 5 triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều có xây dựng và trùng tu, lần lượt tạc tượng Phật trên vách núi cao từ 30 đến 70 mét. Các bức tường được điêu khắc vào thời Bắc Ngụy có dáng vẻ thanh thoát, tạo hình khiến người ta nhìn vào cảm thấy thoải mái. Tượng thời nhà Tùy và nhà Đường thì đầy đặn và mỹ miều hơn. Tường thời nhà Tống lại có thêm điểm nổi bật ở kỹ thuật khắc họa, đường nét trang phục tỉ mỉ, chân thực.
Nơi đây còn có bộ sưu tập giá trị về các tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng đất sét và những bức tranh tường tinh xảo, được làm vào năm 384 đến 417 và hàng nghìn năm sau đó. Nằm trên vách đá dựng đứng của núi Mạch Tích, hang đá Mạch Tích Sơn không dễ dàng tiếp cận, nhưng được bảo tồn khá tốt.
Núi Mạch Tích Sơn cách thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc khoảng 35 km về phía đông nam và là một trong những ngọn núi thuộc dãy Tần Lĩnh. Núi có độ cao gần 142m, được đục vào núi có hình dạng giống như đống lúa mì xếp chồng lên nhau, nên người ta gọi nó là “ngọn núi lúa mì” trong tiếng Trung Quốc.
Trên vách đá cheo leo, người ta không tìm thấy bất kỳ chỗ đứng nào. Việc đục khoét vào các hang động ấy trở nên vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. Tuyệt tác đang hiện hữu trước mắt chúng ta đây đã được tạo bằng cách nào?
Những lời đồn đại về núi Mạch Tích được mệnh danh giàu nhất từ đâu mà ra? Không lẽ trong núi có động châu báu khổng lồ? Thực tế không phải như vậy. Không có vàng bạc đá quý mà chính là những tờ tiền mặt được đặt dưới chân núi. Du khách sẽ nhét tiền vào khe hở của vách núi. Cách này sẽ giúp tiền giấy không bị gió thổi bay và ước nguyện vẫn còn đó để Phật lắng nghe.
Nhìn từ chân núi, tiền giấy 5 tệ, 10 tệ đủ màu sắc. Tờ tiền có mệnh giá cao nhất có thể lên tới 100 tệ. Người ta còn truyền miệng nhau rằng nếu động ước nguyện có que chống tiền càng nhiều thì điều ước càng dễ thành hiện thực, do đó càng nhiều người đổ xô nhau làm theo cách này hơn. Mặc dù một hoặc hai tờ tiền có vẻ ít, nhưng hàng chục nghìn tờ tiền được xếp dày đặc kéo dài đã tạo nên cảnh tượng rất ngoạn mục.
Núi Mạch Tích không phải là di tích văn hóa giá trị nhất Trung Quốc, quy mô công trình cũng không phải là lớn nhất, nhưng vì dưới chân núi có rất nhiều tiền giấy nên được mệnh danh là giàu có nhất. Ngoài ra, nếu may mắn được đặt chân đến đây, ngoài động ước nguyện, bạn đừng quên ngắm nhìn những hang đá với vô số tượng điêu khắc kỳ công, nền văn hóa trải qua hàng nghìn năm mà không một loại tiền bạc châu báu nào có thể đổi được.
Hang động trong núi Mạch Tích đặc biệt hơn so với những nơi khác. Ở đây, mỗi bức tượng có lịch sử hơn 1.500 năm. Nhiều bức tượng không được tạc bằng đá đơn giản mà chúng sống động như thật. Đặc biệt nhất ở đây là phòng trưng bày Vạn Phật, có 258 bức tượng Phật nhỏ được tạc trên hành lang. Mỗi bức tượng đều nhìn về phía xa với vẻ mặt nghiêm túc. Khi bước vào, khách tham quan có cảm giác như đang đối thoại với các vị.
Hiện tại, ở đây có 194 hang động Phật giáo, 7.200 tác phẩm điêu khắc chạm khắc bằng đất sét, 1.000 mét vuông tranh tường. Tất cả các hang động được khắc trong vách đá, phân bố ở hai vách đá phía đông và phía tây. Vách đá phía đông hiện có 54 hang động, vách đá phía tây hiện có 140 hang động. Do núi Mạch Tích có cấu trúc đá lỏng lẻo và không dễ chạm khắc, vì vậy ở đây có các tác phẩm điêu khắc bằng đất sét tinh xảo, hầu hết là đất sét màu.
Hàng đá Mạch Tích Sơn được bảo tồn tốt, bởi vì tất cả các hang động đều được đục trên vách đá dựng đứng của núi, chúng không thể dễ dàng tiếp cận, do đó thoát khỏi nhiều sự tàn phá trong lịch sử. Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng các tác phẩm điêu khắc và tranh tường trên một con đường hẹp dọc theo vách đá.
Để tránh bị quá tải bởi khách du lịch, hang đá Mạch Tích Sơn chỉ phát hành 6.400 vé mỗi ngày. Các khu vực nổi bật nhất để tham quan là động số 3, 4, 13 và 121. Theo ghi chép lịch sử, núi Mạch Tích ban đầu vẫn còn nguyên vẹn, nhưng ngọn núi ở giữa đã bị sụp đổ do trận động đất ở địa phương.
Trong quá trình tạc tượng Phật, những người thợ thủ công đã đặc biệt lựa chọn một loại vật liệu đặc biệt lấp lánh, còn quý hơn cả ngọc bích, gọi là men màu để làm mắt, nhằm làm cho tượng Phật hoàn hảo hơn. Men màu còn được gọi là đá không màu, được làm từ các tinh thể nhân tạo, có nhiều màu sắc và được nung ở nhiệt độ cao. Màu của nó rất chói trong như pha lê, là vật phẩm độc quyền của các quan chức cấp cao và quý tộc.
Sau này, mọi người phát hiện ra mắt Phật đã bị lấy mất. Sau khi những tên trộm lấy được lớp men màu, vì sợ bị trừng phạt, chúng đã dùng bùn vàng bịt kín mắt Đức Phật để không ai nhìn thấy. Sau này, mọi người đề nghị dùng vàng để thay thế vào chỗ đã mất, nhưng bị bác bỏ vì lo ngại chúng có thể bị đánh cắp một lần nữa. Kết quả là, bức tượng Phật ở đây vẫn giữ nguyên hiện trạng với lớp bùn kín trong mắt như vậy.
Hiện nay, hang động Mạch Tích Sơn quý báu này, cùng với các hang động Long Môn, Đôn Hoàng, Đại Túc, Vân Cương trở thành Ngũ Thạch Động Phật giáo, tiêu biểu cho hệ thống kiến trúc tạc tượng Phật trong hang động theo phong cách Ấn Độ cho đến ngày nay.
Ajanta: Kho Tàng Nghệ Thuật Phật Giáo Ẩn Mình Trong Rừng Sâu
Một góc hang động Ajanta
Hơn 200 năm trước, người ta phát hiện ra quần thể những hang động kỳ bí được đục khoét vào vách đá, ẩn sâu trong khu rừng hoang vu. Một kho tàng đã ngủ quên cả ngàn năm được đánh thức. Một công trình tôn giáo đồ sộ được tạo ra vào thời hưng thịnh nhất của Phật giáo, khoảng hơn 2000 năm trước.
Ajanta là hệ thống với 30 động đá kỳ vĩ, được sắp xếp theo quy luật thiên văn, gồm các bức vẽ và công trình điêu khắc trên đá. Đây là một trong những minh chứng hoàn mỹ nhất của nghệ thuật trong Phật giáo Ấn Độ cổ đại.
Nằm ẩn sâu trong khu rừng rậm hoang vu của cao nguyên Deccan thuộc bang Maharashtra, các hang động trải dài hơn 550m, bao gồm các bức vẽ và công trình điêu khắc trên đá, là những minh chứng hoàn mỹ nhất của nghệ thuật Ấn Độ cổ đại. Đặc biệt là vô số bức tranh biểu cảm sống động thông qua các cử chỉ, tư thế và hình dáng được khắc trên những bức tường đá cao gần 80m. Những điều này đã tạo nên tu viện và đền thờ truyền thống Phật giáo cổ kính.
Quần thể chùa này được khắc đục vào một triền núi đá hình móng ngựa, với phía trước là một dòng suối nhỏ có tên gọi là Waghora. Trong quá khứ, hầu hết mỗi chùa động đều được kết nối với dòng suối bằng con đường bảo tàng. Tuy nhiên, những con đường ngày nay tại Ajanta rất khó nhìn thấy rõ. Ngoài ra, trong quá khứ, những ngôi chùa đá này nằm riêng biệt, nhưng nay chúng được nối liền với nhau bằng một con đường và trở thành một quần thể ngồi yên trong rừng sâu hơn 1000 năm.
Quần thể hang động Ajanta nằm cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài và bị che phủ bởi thảm thực vật dày đặc. Mãi đến năm 1819, nó mới được phát hiện một cách tình cờ trong một chuyến đi săn của John Smith, một sĩ quan thuộc trung đoàn Madras của quân đội Anh.
Ngay từ những bước chân đầu tiên, họ đã vô cùng choáng ngợp trước hàng dài tượng Phật được đục đẽo bằng tay ở mặt tiền của hang động. Mỗi ngôi chùa thường có khoảng 20 cột đá đục đẽo liền từ núi đá nguyên thủy, được chạm khắc trang trí rất công phu. Vào sâu trong hang, cả một câu chuyện lịch sử về quá trình giác ngộ tu luyện gian khổ của Đức Phật được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm điêu khắc.
Đến nay, ngày xây dựng chính xác của Ajanta vẫn chưa thể xác định được, chỉ biết rằng nó từng được đề cập đến trong hồi ký của các tín đồ Phật giáo Trung Quốc đến Ấn Độ vào thời trung cổ. Khoảng đầu thế kỷ 17, người ta tin rằng những tăng nhân Phật giáo cổ xưa đã dành khoảng thời gian đáng kể để tạo nên kiệt tác này. Quần thể hang động Ajanta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục, nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng.
Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, gồm hang số 8, 9, 10, 12, 13 và 15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Đó là khoảng năm 200 trước Công Nguyên, dưới vương triều của Ashoka Đại Đế, tức khoảng 300 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, một nhóm các tăng đoàn đã tìm chốn thâm sâu cung cấp này để tu hành. Từ đó, họ bắt tay vào đục đẽo hoàn toàn thủ công vào vách đá để làm nơi ẩn trú, thực hành các giáo lý của Đức Phật.
Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng những hang động này được khắc từ vách đá bazan hình thành bởi các vụ phun trào núi lửa liên tiếp vào cuối kỷ Phấn Trắng, cách đây 145 đến 66 triệu năm trước. Không chỉ vậy, họ còn tạo nên những kiệt tác Phật giáo vô cùng tinh tế và chi tiết, để lại cho hậu thế một bí ẩn chưa có lời giải. Thật khó tin với công cụ thô sơ hơn 2000 năm trước, các tu sĩ có thể tạo nên kiệt tác này, trong khi với những công cụ hiện đại ngày nay cũng khó có thể làm được. Chưa kể là các hang động được tạc trên vách núi dựng đứng có chiều cao lên đến 80m.
Các hang trong giai đoạn sau được xây dựng vào thế kỷ thứ 5, mang màu sắc Phật giáo mới và một số hang vẫn đang dang dở, chưa được hoàn tất. Mặc dù còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện, nhưng chùa hang vẫn là một trong những công trình lớn được tạo ra do bàn tay của con người.
Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ.
Di tích Phật giáo cổ đại này được xây dựng như các bảo tháp cổ trụ khổng lồ, với các nét chạm khắc chi tiết hết sức phức tạp trên cả tường và trần. Tổng cộng ở Ajanta có đến 500 bức vẽ. Các nhà khoa học cho rằng người xưa đã pha màu bằng việc lấy các chất khoáng từ đất và màu thiên nhiên, rồi trộn với nhựa cây. Sau đó vẽ lên tường, vậy nên màu sắc tranh vừa hài hòa, vừa tương phản mà vẫn tươi nguyên qua mấy ngàn năm.
Các bước bích họa đều khác tuyệt vời đến từng chi tiết, thể hiện kỹ năng nghệ thuật không tưởng của các thợ thủ công. Toàn bộ các bức tranh đều tập trung thể hiện cuộc đời Đức Phật, cũng như các câu chuyện tiền thân của ngài. Vì thế, tuy gắn với đề tài Phật giáo, nhưng các bức tranh không chỉ giới hạn trong cuộc sống tăng viện mà bao trùm hiện thực rộng lớn hơn.
Những thiếu nữ trong tranh Ajanta được thể hiện rất quyến rũ với những đường cong mềm mại, thần thái sinh động trong từng ánh mắt, từng nét môi say đắm. Các nghệ nhân còn khéo lợi dụng sự phân bố ánh sáng để người xem, khi chuyển dịch vị trí, có thể nhìn thấy nhân vật trong tranh như chớp mắt, hé cười, hết sức sống động.
Hiện tại, bên trong các hang động này đều được sử dụng ánh sáng nhân tạo, bởi ánh sáng tự nhiên không thể chiếu sáng toàn bộ không gian bên trong. Vậy khi tạc những bức tranh, các tu sĩ đã làm việc đó bằng cách nào? Thật sự rất khó lý giải. Nếu họ vừa dùng những chiếc đèn le lói cổ xưa, vừa có thể tạo nên những bức vẽ trên tường và ngay cả trên trần thì quả thật trình độ của các vị tu sĩ ấy không thể xem thường được.
Trong tất cả 29 ngôi chùa được khắc đục vào trong vách núi, với các kích thước khác nhau, hang lớn nhất có diện tích khoảng 16m. Người ta đã gọi các chùa hang này gắn theo số thứ tự. Ở đây có 5 động 9, 10, 19, 26 và 29 là những điện thờ, là nơi cử hành các nghi thức cúng bái, thờ tự và hành lễ, có kiến trúc Phật giáo nguyên thủy. Ở các chùa động thời kỳ đầu, đối tượng thờ phụng chính yếu là bảo tháp, bởi vì khi ấy tín ngưỡng thờ phụng tượng Phật chưa thịnh hành. Đức Phật chủ yếu được tượng trưng qua những biểu tượng như hoa sen, bảo tháp. Những động còn lại được gọi là Tịnh Xá, nơi dành cho chư tăng cư trú, đặc biệt vào mùa mưa.
Một số chuyên gia cho rằng Ajanta không phải là động đá bình thường. Các hang động không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên, chúng đều được liên kết với các sự kiện thiên văn trong năm. Cụ thể, động số 19 được định hướng thẳng hàng với điểm đồng chí. Vào ngày đó, mặt trời sẽ đi qua khe hở trên mặt trước của hang động và chiếu sáng toàn bộ thiết kế kỳ vĩ bên trong. Tương tự như vậy, động số 26 cũng được định hướng điểm hạ chí. Với cách xây dựng có ý đồ này, chắc chắn là cần đến các công cụ và tính toán chính xác, họ mới có thể làm được vậy.
Quần thể Ajanta được kiến tạo qua nhiều thế kỷ và thời kỳ thịnh vượng của nó được cho là khoảng từ giữa thế kỷ thứ 5 đến giữa thời kỳ thứ 6. Từ đầu thế kỷ thứ 7, khi Phật giáo ở Ấn Độ bắt đầu suy yếu, quần thể chùa động Ajanta dần không có tăng nhân cư trú và cũng theo đó không còn người viếng thăm, dẫn đến quan thầy chùa này bị bỏ rơi và vùi lấp dưới cỏ cây trong rừng hoang.
Từ lúc hình thành cho đến khi suy tàn, quần thể chùa động này đã trải dài qua 9 thế kỷ. Thật khó để biết được sự suy tàn của quần thể này xảy ra như thế nào và khó biết chắc là sự suy tàn của nó xảy ra vào thời điểm cụ thể nào. Một vài học giả cho rằng Ajanta bị suy tàn đột ngột do những người bảo trợ giàu có bỏ rơi sau sự qua đời của Harishena, thuộc triều đại Vakataka, cũng là một phật tử bảo trợ đắc lực cho Phật giáo.
Trải qua thời gian dài bị lãng quên, hệ thống hang động Ajanta hiện là địa điểm thu hút khách du lịch nhất ở Maharashtra và từng đông kín người vào các ngày lễ. Đến Ajanta không chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi, mà đó còn là thời khắc để chúng ta sống lại quá khứ huy hoàng của Phật giáo tại Ấn Độ cách đây hơn 2000 năm và để ta cảm nhận một chiều sâu của tôn giáo theo chiều dài của nhân loại. Ajanta không chỉ là một bảo tàng sống, mà nó còn vươn lên trên cả một di tích, một di sản để những người đời sau hiểu được các tăng đoàn ngày xưa đã tu hành thế nào và cũng một phần ảnh hưởng đến thế hệ sau này về các kiến trúc và giáo lý được truyền lại. Năm 1983, quần thể chùa hang Ajanta đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Sanchi: Đại Bảo Tháp Linh Thiêng Chứng Nhân Lịch Sử Phật Giáo
Đại bảo tháp Sanchi nhìn từ trên cao
Khu vực Sanchi ở bang Madhya Pradesh, Ấn Độ là một trong những quần thể di tích Phật giáo nổi tiếng, với các ngôi tháp, các ngôi chùa và các tu viện lớn. Đại Bảo tháp Sanchi được xem là một trong những di tích nghệ thuật Phật giáo vĩ đại và lâu đời nhất ở Ấn Độ. Ngôi tháp mọc lên từ trong lòng đất, là một di tích ngoạn mục, chứng minh cho sức mạnh của một tôn giáo thế giới và lòng thành tâm cúng dường của một vị hoàng đế.
Cách đây hơn 26 thế kỷ, Phật giáo được ra đời tại Ấn Độ. Từ đó lan tỏa như mạch nước ngầm, đến hầu khắp các quốc gia, trở thành điểm tựa tinh thần cho nhân loại. Những công trình kiến trúc nghệ thuật vĩ đại, những bức phù điêu miêu tả cuộc đời Đức Phật, những trụ đá, bảo tháp linh thiêng, những pho tượng đầy nét từ bi là bài pháp không lời, vượt qua mọi giới hạn của ngôn từ, xóa nhòa mọi vết tích thời gian, kết thành nhịp cầu nối liền trái tim của triệu triệu tín đồ trên thế giới.
Từ những thập niên đầu thế kỷ 19, trải qua thời gian hơn 600 năm suy tàn rồi dường như mất tích hẳn tại quê hương, Phật giáo phục hưng trở lại mạnh mẽ đầy sức sống. Tất cả thế giới đó nhận nhờ những công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo vùi sâu trong lớp bụi thời gian, dần dần được hé mở. Quần thể kiến trúc Sanchi là một trong số đó. Nằm tại trung tâm bang Madhya Pradesh, trải rộng trên một cao nguyên xanh tốt, Sanchi là một quần thể di tích Phật giáo tiêu biểu, sắc xảo và cổ xưa nhất, với sự quy tụ của nhiều trụ tháp, chùa và tu viện lớn. Sanchi bắt đầu được hình thành khi vua A Dục cho xây tòa Đại Bảo Tháp và dựng lên một cột đá nguyên khối ở chính giữa. Sau đó được bổ sung thêm nhiều kiến trúc khác vào các triều đại kế tiếp. Với lịch sử hình thành và phát triển trên 13 thế kỷ, từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 11, Sanchi trở thành một pho sách cổ miêu tả một cách chân thực lịch sử Phật giáo Ấn Độ, từ buổi ban sơ qua thời cực thịnh đến lúc suy tàn, thông qua các kiệt tác nghệ thuật của mình. Sanchi xứng đáng là cung điện của những ngôi trụ tháp, kho báu quý của nghệ thuật Phật giáo.
Khu vực sườn đồi tại Sanchi rải rác nhiều bảo tháp lớn và nhỏ. Riêng ngôi Đại Bảo Tháp Sanchi là ngôi tháp có cấu trúc bằng đá lâu đời nhất ở Ấn Độ, được vua A Dục xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đài tháp này lúc đầu chỉ là một gò đất nhỏ, nhưng sau đó đã trở thành một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng.
Vốn là một bạo chúa, vua A Dục thường dẫn quân đi chinh phục các nước chư hầu, nhưng sau đó vua tỉnh ngộ và quy y Tam Bảo, trở thành một vị minh quân hiền đức, vận dụng giáo pháp của Phật vào trong việc trị nước. Để bày tỏ lòng biết ơn đối với Tam Bảo, nhất là với Đức Phật, nhà vua đã phát nguyện chiêm bái những nơi Đức Phật từng đặt chân đến và cho xây dựng các ngôi tháp để tưởng niệm, tôn thờ xá lợi và các vị thánh đệ tử của ngài. Vua đã xây dựng hơn 84.000 ngôi tháp ở khắp nơi trên đất nước Ấn Độ. Trong đó, Đại Bảo Tháp Sanchi là một biểu tượng nổi tiếng và tinh tế nhất, có kết cấu vô cùng vững chắc. Cấu trúc gồm những viên gạch cổ và nhỏ xây ở bên trong, bảo bọc lớp bạch cô, là một lớp gạch khác, trong khi bề mặt của ngôi tháp được gắn hoàn toàn bằng đá. Ngay trên đỉnh tháp là những phiến đá được gắn thành hình một cái tán lớn có 3 tầng khác nhau. Tầng này nối tiếp theo tầng kia, dọc theo cái trục nhô lên từ khu vực cao nhất của ngôi tháp. Những tầng ấy biểu trưng cho hệ thống cấp bậc ở thế giới.
Các ngôi bảo tháp thường được xây dựng trên một bệ vuông và được bố trí cẩn trọng để các góc cạnh của ngôi tháp trùng khớp với 4 phương hướng của la bàn. Tháp Sanchi tiếp tục được bổ sung, mở rộng dưới thời trị vì của các vị vua kế vị thuộc triều đại Maurya. Những cánh cổng nguy nga của ngôi tháp, cùng hình ảnh của Đức Phật, đã được các vị vua kế tiếp sau đó xây dựng. Rồi các tu viện và điện Phật cũng được xây dựng thêm trong khu vực. Những cái đường đi vào ngôi Đại Tháp Sanchi rất đặc biệt, chúng được điêu khắc và chạm trổ các hình ảnh, các hoạt cảnh diễn tả về cuộc đời Đức Phật và những tiền thân của Phật một cách vô cùng tinh xảo. Có bốn cái cổng lớn được xây dựng ở bốn hướng chính của đại tháp, là công trình tuyệt vời nhất về sự diễn tả đạo Phật trong lĩnh vực kiến trúc. Có thể nói rằng những ngôi tháp Phật giáo ở Sanchi là những thành tựu nghệ thuật không bị thách thức bởi thời gian. Các bước điêu khắc ở đây được thực hiện với độ chính xác đến từng chi tiết. Sanchi chính là cung điện của các ngôi tháp và những trụ đá, những cái cổng tuyệt đẹp đã tôn thêm ân sủng cho khu vực. Đây chính là khu di tích Phật giáo sắc sảo và hấp dẫn nhất ở Ấn Độ.
Mỗi lối vào dẫn vào bảo tháp là một lối đi được xây dựng ở lưng chừng đồi. Các Phật tử sẽ theo lối đi này để đi vòng tròn quanh bảo tháp theo chiều kim đồng hồ để tỏ lòng tôn kính xá lợi Phật được thờ ở trung tâm bên trong bảo tháp. Những lối đi này được sử dụng để truyền tư tưởng Phật giáo cho những người mù chữ. Những bức vẽ, nét chạm khắc có thể truyền đạo tốt hơn so với văn bản. Đó là một trải nghiệm vô cùng quý giá, giúp tăng trưởng lòng tin vào chánh pháp cho bất kỳ ai đã đến thăm bảo tháp. Dù là quý tộc hay thường dân, họ vẫn cảm nhận được Đức Phật luôn ở bên cạnh họ.
Đại Bảo Tháp Sanchi đã chiếm được sự quan tâm của các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu về Ấn Độ, khách hành hương và các sử gia trên toàn thế giới.
Như những di sản lớn trên thế giới, đài bảo tháp Sanchi đã minh chứng cho sự tận tâm của một vị vua anh minh. Dù đã từng bị chôn vùi trong rừng hoang dã, sau một thiên niên kỷ của Ấn Độ giáo và Hồi giáo thống trị, bảo tháp đã được phục hồi vào giữa những năm 1912 và 1919, cùng với phần còn lại của quần thể di tích Sanchi, dưới sự giám sát của cơ quan quản lý. Thật khó để tưởng tượng thời hoàng kim của nó sẽ như thế nào, nhưng chúng ta chỉ biết rằng nó đã tồn tại đến ngày nay, cùng với sự tồn tại của nghệ thuật trụ đá và gạch. Bảo tháp là một điều kỳ diệu mà luôn luôn phải được bảo vệ. Ngoài bảo tháp nổi tiếng, trụ đá A Dục cũng được coi là di tích đáng chú ý không chỉ ở Sanchi. Nó là một trong những trụ đá được vua A Dục dựng rải rác trong lục địa Ấn Độ. Phần đầu của trụ đá có 4 con sư tử đứng quay lưng lại với nhau. Chính hình ảnh đó đã được lấy làm quốc huy của đất nước này. Những trụ đá A Dục là một ví dụ tuyệt vời về phong cách Phật giáo Hy Lạp, và được biết đến với tỷ lệ thẩm mỹ và sự cân bằng cấu trúc tinh tế. Người ta thừa nhận rằng kiến trúc ở Sanchi là một công trình kiến trúc được xây dựng có tổ chức nhất, và tạo dấu ấn quan trọng nhất về kỹ thuật xây dựng chùa tháp trong thời kỳ trung cổ.
Đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao khu vực này lại được lựa chọn như là một trung tâm của Phật giáo, vì rõ ràng là dù thế nào đi nữa, thì nó cũng không có sự liên hệ trực tiếp nào đến cuộc đời của Đức Phật.
Lý do mà Sanchi vẫn còn hoạt động trong hơn 10 thế kỷ có thể là vì nó nằm gần vị trí của một trung tâm thương mại phát triển mạnh. Chúng ta được biết rằng các thương gia giàu có và Virata đã hỗ trợ cho sinh hoạt tôn giáo và quá trình xây dựng ở Sanchi. Cũng có thể nói rằng vùng Vidisha là quê hương của hoàng hậu Devi, vợ của hoàng đế A Dục, cho nên vua muốn vinh danh khu vực ấy bằng cách xây dựng nó thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Cũng từ Sanchi mà thái tử Mahindra, con trai của vua A Dục, đã dẫn đầu đoàn truyền bá Phật giáo đại diện cho hoàng gia, mang thông điệp của Đức Phật đi khắp nơi. Cho đến thế kỷ thứ 13, Phật giáo đi đến điểm cuối thời kỳ suy tàn ở Ấn Độ. Sanchi cũng chung số phận với những di tích Phật giáo khác, rơi vào quên lãng và đổ nát hơn 600 năm.
Năm 1818, Sanchi được phát hiện bởi sĩ quan người Anh.
Kết Luận
Những công trình Phật giáo cổ đại như Borobudur, Mạch Tích Sơn, Ajanta và Sanchi không chỉ là những di tích lịch sử mà còn là những biểu tượng tâm linh sâu sắc, thể hiện sự giác ngộ và lòng thành kính của con người đối với Đức Phật. Những ngôi đền, tháp, hang động này là những chứng nhân lịch sử, ghi dấu những thời kỳ hưng thịnh và suy tàn của Phật giáo, đồng thời là nguồn cảm hứng vô tận cho những ai muốn tìm về cội nguồn tâm linh. Việc khám phá và tìm hiểu những di sản này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những giá trị vĩnh cửu của Phật giáo và cách áp dụng những lời dạy cổ xưa vào cuộc sống hiện tại. Hãy cùng nhau trân trọng và bảo tồn những di sản quý giá này cho các thế hệ mai sau. Kính mời quý vị tiếp tục theo dõi kênh “Những lời dạy cổ xưa” để khám phá thêm nhiều kiến thức tâm linh sâu sắc và ý nghĩa!
Tài Liệu Tham Khảo
- [Video gốc] (Bản Full) Những Công Trình PHẬT GIÁO CỔ ĐẠI Bị Lãng Quên | Thế Giới Cổ Đại: https://www.youtube.com/watch?v=qM9_o6H3C70